Nội dung chính
Thương hiệu là gì – Bộ nhận diện thương hiệu là gì
Ngày nay,với nền kinh tế thị trường, người ta đánh giá sự uy tín của một doanh nghiệp không phải là giá trị sản phẩm của họ tốt như thế nào mà chính là thương hiệu của doanh nghiệp đó nổi tiếng ra sao! Không lạ khi biết bao nhiêu ông to à lớn đang cố tìm cách xây dựng thương hiệu cho mình để đến gần hơn với khách hàng.
Chúng ta thường nghe rất nhiều vấn đề liên quan đến thương hiệu, vậy thực chất, “Thương hiệu” có nghĩa là gì?
Khái niệm về thương hiệu
Thương hiệu là gì
Thương hiệu không chỉ là logo, brochure,catalogue, hay website,đó là tập hợp tất cả những dấu hiệu để có thể nhận biết và phân biệt sản phẩm, hình tượng doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng so với đối thủ. Chủ yếu được hình thành thông qua các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, thương hiệu là cách người khách hàng sẽ cảm nhận về doanh nghiệp của bạn. Cách mà họ sẽ nói về bạn/doanh nghiệp của bạn khi bạn không có mặt ở đó.
Ví dụ: Khi nhắc đến kem đánh răng trắng sáng, người ta nghĩ ngay đến P/S; Nhắc đến cà phê, chắc chắn bạn sẽ nghĩ đến Trung Nguyên. Nhắc đến sữa, có ngay Vinamilk hay khi nói đến nước mắm, không ai là không biết thương hiệu Nam Ngư.

Thương hiệu tiếng Anh là gì
Thương hiệu tiếng anh có thể gọi là Trademark, Brand..
Bộ nhận diện thương hiệu là gì
Bộ nhận diện thương hiệu theo định nghĩa của các nhà quảng cáo, công ty truyền thông đưa ra thì đây là tập hợp những yếu tố hữu hình của thương hiệu. Trong đó bộ nhận diện thương hiệu gồm có tên gọi thương hiệu, logo, slogan, màu sắc chủ đạo trong các ấn phẩm. Các yếu tố đồ họa, các biểu biểu tượng…
Các yếu tố này được phối hợp cùng nhau để người dùng có thể định dạng và phân biệt thương hiệu của bạn so với thương hiệu của đối thủ.
Bộ nhận diện thương hiệu tiếng anh là gì
Bộ nhận diện thương hiệu tiếng anh là the brand identity
Thương hiệu được hình thành như thế nào
Như đã nói ở trên, thương hiệu là cách cảm nhận của khách hàng về một sản phẩm/dịch vụ hay một doanh nghiệp.Trải qua một khoảng thời gian đủ dài, cảm nhận ấy mới được hình thành. Điều này có nghĩa là một sản phẩm/dịch vụ/doanh nghiệp mới mà khách hàng chưa từng trải nghiệm, chưa từng biết đến, chưa có khái niệm gì thì chưa có thể gọi là một thương hiệu.
Khách hàng hình thành cảm nhận về một sản phẩm/dịch vụ hay một doanh nghiệp để từ đó hình thành nên nhận thức thương hiệu qua những yếu tố dưới đây:
Tạo ra những trải nghiệm về sản phẩm/dịch vụ
Trải nghiệm của khách hàng là những gì khách hàng cảm nhận được sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Những tương tác, tiếp xúc với nhân viên
Cảm nhận của khách hàng về một sản phẩm/dịch vụ còn hình thành từ những những lần tiếp xúc với nhân viên- người đại diện cho một sản phẩm/dịch vụ để tương tác với khách hàng. Điều này lý giải tại sao cần đại sứ thương hiệu.
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và marketing
Đó là những gì mà thương hiệu cần phải chủ động thực hiện để tác động, tạo ra cảm nhận cho khách hàng, những cảm nhận tích cực về thương hiệu của bạn.
Vai trò của thương hiệu là gì
Ở thời buổi “nền kinh tế mở cửa”, sự cạnh tranh diễn ra khá gay gắt giữa các doanh nghiệp. Thương hiệu chính là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của thương nghiệp, góp phần nâng cao văn minh trong việc cạnh tranh lành mạnh giữa các. Các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu riêng cho họ để có thể đứng vững trên thị trường.
Vai trò quan trọng nhất của thương hiệu đó là giúp khách hàng nhận diện sản phẩm. Chẳng hạn như coca cola, với tone màu chủ đạo là đỏ và trắng đã giúp cho phần lớn khách hàng gợi nhớ đến thương hiệu khi nhìn thấy tone màu đó.
Xây dựng thương hiệu giúp khác biệt hóa giữa doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh. Đó là lí do mà người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm của bạn chứ không phải bất kì sản phẩm cùng ngành nào khác. Sẽ không có ai nhìn vào vẻ bề ngoài mà có thể nhầm lẫn được giữa coca và pessi.
Thương hiệu giúp doanh nghiệp kết nối cảm xúc với khách hàng. Chẳng hạn những những giá trị mà thương hiệu Nike mang lại với câu truyền cảm hứng: “JUST DO IT”- Tức là bạn có thể làm bất cứ điều gì.
Giúp thu hút nhân tài cho doanh nghiệp. Sẽ là niềm mơ ước khi được làm việc trong các thương hiệu có tên tuổi gắn liền năm tháng.
Thương hiệu nghĩa là gì
Thương hiệu giúp người tiêu dùng xác định nguồn gốc của sản phẩm hoặc nhà sản xuất. Cho phép người tiêu dùng giảm bớt chi phí thời gian và công sức tìm kiếm sản phẩm khi đã hình thành được thói quen tiêu dùng.
Thương hiệu có thể xem như một công cụ biểu tượng để khách hàng tự khẳng định giá trị bản thân. Chẳng hạn như việc sở hữu chiếc túi hàng hiệu Hermet với giá hàng tỉ đồng như là cách để khách hàng tự khẳng định bản thân mình.
Ngoài ra,thương hiệu còn hạn chế rủi ro cho khách hàng khi họ quyết định mua một sản phẩm lần đầu, khi chưa hề có trải nghiệm trước đó, bằng cách mua những thương hiệu nổi tiếng, nhất là những thương hiệu đã mạng lại sự hài lòng trong quá khứ.
Ví dụ như khi gia đình bạn quyết định mua một chiếc TV màn hình Qled. Tuy chưa bao giờ sử dụng TV Sumsung với công nghệ Qled nhưng trước đó gia đình bạn đã có ấn tượng tốt về chiếc TV đời cũ Samsung đang sử dụng. Từ đó, bạn có lòng tin hơn vào Samsung.
Như vậy, để tồn tại và phát triển trong thời buổi cạnh tranh như ngày nay thì việc xây dựng thương hiệu là bài toán quan trọng và khó giải hơn bất cứ thứ nào khác. Vì vậy, cần nằm bắt những lý thuyết cơ bản, hiểu rõ thương hiệu là gì ? Nghiên cứu thật kĩ những đặc điểm của doanh nghiệp cũng như khách hàng để từ đó đưa ra những chiến dịch, chiến lược xây dựng và duy trì thương hiệu khả thi nhé!